Wednesday, December 22, 2010

ĐỀ NGHỊ ĐÍNH CHÍNH VÀ BỔ SUNG CỐNG HIẾN CỦA GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU ĐỐI VỚI NGÀNH SƯ PHẠM VIỆT NAM

Trong "Tiểu sử Đồng chí Trần Văn Giàu" được công bố cùng với thông báo tổ chức lễ tang Giáo sư nêu: "- Năm 1954: Đồng chí làm Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội" là hoàn toàn không có căn cứ, sai sự thật lịch sử vì năm 1954 Trường học Tổng hợp Hà Nội chưa thành lập. Từ những căn cứ lịch sử, tôi kính đề nghị các cấp có thẩm quyền đính chính và bổ sung vào "Tiểu sử Đồng chí Trần Văn Giàu" như sau: "- Năm 1954, Đồng chí làm Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học (nay là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); - Năm 1956, Đồng chí làm Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội".

Kính gửi: Ban tổ chức Lễ tang Giáo sư Trần Văn Giàu và các cấp có thẩm quyền!

Tôi là một cựu sinh viên và là giảng viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tôi rất may mắn được vào thăm và có hơn một giờ đồng hồ được hầu chuyện Giáo sư Trần Văn Giàu. Đó là vào tháng 7 năm 2005, Giáo sư rất vui vì 'lâu lắm mới có người từ trường xưa vô thăm'. Đây là niềm hạnh phúc rất lớn trong đời tôi và cho đến nay những lời giáo huấn của Giáo sư vẫn vang vọng trong trái tim, khối óc thôi thúc tôi phấn đấu trưởng thành.

Trong những ngày qua, sự ra đi của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Trần Văn Giàu để lại niềm tiếc thương cho toàn thể giới trí thức, khoa học và giới học sinh, sinh viên cùng đồng bào cả nước. Với những cống hiến trọn đời cho cách mạng, khoa học, giáo dục, văn hóa,... Giáo sư Trần Văn Giàu là một tấm gương LÀM NGƯỜI, LÀM THẦY, LÀM NHÀ KHOA HỌC.

Chương trình Thời sự của Đài truyền hình Việt Nam phát sóng 19h ngày 20/12/2010, đã thông báo tổ chức tang lễ Giáo sư Trần Văn Giàu. Tuy nhiên, trong 'Tiểu sử đồng chí Trần Văn Giàu' có hai chi tiết liên quan đến lịch sử quá trình công tác của Giáo sư cần phải được đính chính và bổ sung. Đó là mốc thời gian năm 1951 và 1954.

Trong 'Tiểu sử Đồng chí Trần Văn Giàu' (đã thông báo) có ghi:

'- Năm 1954: Đồng chí làm Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.'

Ở đây cần làm rõ hai 2 sự kiện:

Thứ nhất, sự kiện ra đời của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập theo quyết định số 2138/TC ngày 4 tháng 6 năm 1956 của Chính phủ. Điều này hoàn toàn chính xác và đã được khẳng định trong mọi tài liệu liên quan đến Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay (chi tiết xin xem các website chính thức của Trường này theo các đường link dưới đây:

- Bài giới thiệu về Lịch sử Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

http://ussh.edu.vn/category/introduction

- Bài giới thiệu về Khoa Lịch sử - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn-ĐHQGHN

http://ussh.edu.vn/faculty-history/1738

- Bài viết về 'Khoa Lịch sử - 50 năm xây dựng và phát triển'

http://khoalichsu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1:mt-vai-net-khai-quat-v-khoa-lch-s-trng-i-hc-khoa-hc-xa-hi-va-nhan-vn&catid=1:khai-quat-v-khoa&Itemid=9

Như vậy, 'Tiểu sử Đồng chí Trần Văn Giàu' đã được công bố cùng với thông báo tổ chức lễ tang Giáo sư nêu: 'Năm 1954: Đồng chí làm Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội' là hoàn toàn không có căn cứ, sai sự thật lịch sử vì năm 1954 Trường học Tổng hợp Hà Nội chưa thành lập.

Vậy mốc thời gian năm 1954, Giáo sư Trần Văn Giàu làm gì và đảm đương cương vị gì? Điều này liên quan đến sự kiện thứ hai.

Thứ hai, sự kiện liên quan đến Trường Sư phạm Cao cấp

Trong 'Tiểu sử Đồng chí Trần Văn Giàu' có ghi: Năm 1949 đến 1951: Đồng chí được cử làm Tổng Giám đốc Nha Thông tin, sau đó chuyển sang công tác ở Bộ Giáo dục, tham gia xây dựng ngành dự bị đại học và sư phạm cao cấp'. Cụ thể:

Ngày 11/10/1951 theo Nghị định 276/NĐ của Bộ Quốc gia Giáo dục, Trường Sư phạm Cao cấp (tức Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sau này) chính thức được thành lập tại Khu học xá Trung ương (Nam Ninh - Trung Quốc).

Từ năm 1951 1953, nhà giáo Trần Văn Giàu cùng với các nhà giáo: Đặng Thai Mai, Nguyễn Thúc Hào, Cao Xuân Huy,... giảng dạy tại trường Dự bị Đại học và các lớp Sư phạm Cao cấp ở Liên khu III, IV.

Tháng 11 năm 1954, chỉ sau 2 tháng tiếp quản Thủ đô, dựa trên cơ sở Trường Sư phạm Cao cấp, Văn khoa, Khoa học, Chính phủ đã quyết định thành lập Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học. Nhà giáo Trần Văn Giàu lúc này là người đầu tiên đảm nhận công tác lãnh đạo Đảng bộ Nhà trường với chức vụ Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Trường, kiêm giảng dạy các môn khoa học Chính trị, Triết học, Lịch sử cận hiện đại thế giới và Lịch sử cận đại Việt Nam.

Năm học 1955 - 1956, với những thành tựu đặc biệt to lớn trong khoa học và đào tạo lớp trí thức cách mạng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, một số nhà giáo của Đại học Sư phạm Văn Khoa và Đại học Sư phạm Khoa học được coi là tinh hoa trí tuệ Việt, trong đó có Giáo sư Trần Văn Giàu, được Nhà nước phong học hàm Giáo sư đợt đầu tiên.

Giữa năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập. Tuy được Đảng và Nhà nước cử giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nhưng Giáo sư Trần Văn Giàu vẫn miệt mài tham gia đào tạo những khóa sinh viên thế hệ đầu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau này trở thành những trụ cột của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục ở Việt Nam.

Những điều trên đây không chỉ được ghi trong '55 năm ngành Sư phạm Việt Nam (1946-2006) - Tư liệu, hồi ký và hình ảnh' (Hội khuyến học Việt Nam xuất bản năm 2001 tại Hà Nội), 'Lịch sử Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội' (Nxb Đại học Sư phạm, 2006),... mà còn được nhiều học trò những khóa đầu của Đại học Sư phạm Văn Khoa và Đại học Sư phạm Khoa học chứng kiến.

Vậy mốc thời gian từ năm 1954 - 1956, Giáo sư Trần Văn Giàu là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Đảng bộ Đại học Sư phạm (Văn khoa - các khoa xã hội; Khoa học - các khoa tự nhiên).

Từ những căn cứ lịch sử, tôi kính đề nghị Ban tổ chức Lễ tang Giáo sư Trần Văn Giàu và các cấp có thẩm quyền đính chính và bổ sung vào 'Tiểu sử Đồng chí Trần Văn Giàu' như sau:

'- Năm 1954, Đồng chí làm Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học (nay là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).

- Năm 1956, Đồng chí làm Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội'.

Việc đính chính và bổ sung này hết sức cần thiết và xin được công bố lại trên truyền thông, báo chí. Bởi những thông tin này không chỉ phản ánh đúng lịch sử mà Giáo sư Trần Văn Giàu đã có công lao to lớn xây dựng ngành sư phạm và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngay từ những ngày đầu thành lập, khẳng định những cống hiến xứng đáng của Giáo sư đối với nền Giáo dục và ngành Sư phạm Việt Nam mà còn thực hiện theo đúng đường hướng mà Giáo sư Trần Văn Giàu đã thực hiện trong suốt cuộc đời mình: TRUNG THỰC trong cuộc sống và trong khoa học lịch sử.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, 21h30 ngày 20 tháng 12 năm 2010

Nguyễn Bá Cường

Giảng viên khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Địa chỉ email: cuongsp1@gmail.com

Sunday, December 19, 2010

Giáo sư Trần Văn Giàu sáng mãi nước Việt ta!


Kính dâng Lão thành Cách mạng, Giáo sư,
Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động TRẦN VĂN GIÀU



Hà Nội giữa Đông giá rét,

Buốt lạnh trong tim nghe tin dữ:

Phương Nam, Vì Tinh Tú vút bổng thiên cung,

Để Ánh sáng mãi chiếu rọi chốn nhân gian

Là ánh sáng của nghị lực, kiên trung;

Là ánh sáng của mẫu mực, anh hùng;

Là ánh sáng của thông thái, lỗi lạc vô cùng;

Là ánh sáng của tình yêu Tổ quốc;

Là ánh sáng của tận hiến cho Đời!

TRẦN VĂN GIÀU - TÊN TUỔI:

Vang dậy trời Nam thời kỳ khởi nghĩa;

Lừng lẫy giới khoa học bởi sáng tạo vô biên;

Uy nghi giáo giới bởi đức độ khiêm nhường;

Sừng sững gương Danh nhân Cách mạng;

Sáng mãi gương Người Trí thức vinh quang!

Sáng mãi gương Nhà giáo Anh hùng!

Hà Nội, 3h20 ngày 17-12-2010

Nguyễn Bá Cường

ThS Nguyễn Bá Cường thăm Giáo sư Trần Văn Giàu (TP.HCM, tháng 7/2005).


Đối với tôi, trong những ngày này, sự ra đi của Giáo sư Trần Văn Giàu khiến tôi luôn thổn thức đau buồn khôn xiết nhưng tôi cũng cảm thấy mình còn may mắn bởi trong đời vinh dự được gặp, được nghe Giáo sư căn dặn về việc học và dạy Triết học, nhất là tư tưởng Việt Nam. Tôi chưa có điều kiện để viết lại những giây phút hạnh phúc được ở bên Giáo sư. Hơn 5 năm qua, tôi luôn noi gương Giáo sư trong học tập và cống hiến. Tôi thành kính thắp nén tâm nhang hướng vế phương Nam tưởng nhớ tới Giáo sư kính mến!

Giây phút hạnh phúc được ở bên Giáo sư Trần Văn Giàu.

Giáo sư trầm ngâm khi nhắc đến những người đồng nghiệp giảng dạy môn Triết học tại Đại học Sư phạm Văn khoa như: Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường,...

Saturday, December 18, 2010

Thành kính tưởng nhớ Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động TRẦN VĂN GIÀU - Nguyên Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Đảng bộ Trường ĐHSP Hà Nội

Vào hồi 17g20 ngày 16-12-2010, tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), Nhà cách mạng lão thành, Nhà khoa học lỗi lạc, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động, Giáo sư Trần Văn Giàu đã vĩnh biệt chúng ta, hưởng Đại thượng thọ 100 tuổi. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mất đi một cán bộ lãnh đạo lão thành, một trong những người đầu tiên xây dựng nền móng cho sự hình thành và phát triển của Nhà trường. Đất nước và dân tộc Việt Nam mất đi một người con ưu tú. Đảng Cộng sản Việt Nam mất đi một chiến sĩ cách mạng kiên trung. Giới khoa học Việt Nam mất đi một nhà khoa học lỗi lạc. Cả nước Việt Nam mất đi một người anh hùng.

Giáo sư Trần Văn Giàu, 95 tuổi (TP.HCM, tháng 7/2005). Ảnh: Nguyễn Bá Cường.

Đối với lịch sử của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tên tuổi của Giáo sư Trần Văn Giàu gắn liền với giai đoạn đầu của quá trình xây dựng đầy gian khó nhưng lại tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển hết sức vẻ vang của Nhà trường.

Năm 1951, Trường Sư phạm cao cấp được thành lập tại Khu học xá trung ương (Nam Ninh - Trung Quốc). Tháng 11 năm 1954, chỉ sau 2 tháng tiếp quản Thủ đô, dựa trên cơ sở Trường Sư phạm Cao cấp, Văn khoa, Khoa học, Chính phủ đã quyết định thành lập Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học. Nhà cách mạng, nhà giáo dục Trần Văn Giàu là người đầu tiên đảm nhận công tác lãnh đạo Đảng bộ Nhà trường, kiêm giảng dạy các môn khoa học Chính trị, Triết học, Lịch sử cận hiện đại thế giới và Lịch sử cận đại Việt Nam. Bởi thế, lịch sử phát triển các ngành Lịch sử, Giáo dục Chính trị, Triết học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng và của nền giáo dục đại học Việt Nam hiện đại được gắn liền với tên tuổi của Giáo sư Trần Văn Giàu với tư cách là người sáng lập.

Giáo sư Trần Văn Giàu thời trẻ.

Ảnh (chụp lại): Nguyễn Bá Cường

Năm học 1955 - 1956, với những thành tựu đặc biệt to lớn trong khoa học và đào tạo lớp trí thức cách mạng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, một số nhà giáo của Đại học Sư phạm Văn Khoa và Đại học Sư phạm Khoa học được coi là tinh hoa trí tuệ Việt, trong đó có Giáo sư Trần Văn Giàu, được Nhà nước phong học hàm Giáo sư đợt đầu tiên. Giữa năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đươơơc thành lập, trên cơ sở của hai trường Đại học Sư phạm Văn Khoa và Đại học Sư phạm Khoa học. Tuy được Đảng và Nhà nước cử giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nhưng Giáo sư Trần Văn Giàu vẫn miệt mài tham gia đào tạo những khóa sinh viên thế hệ đầu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau này trở thành những trụ cột của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục ở Việt Nam.
Trong lớp thế hệ các nhà khoa học danh tiếng của Việt Nam đã dày công xây nền, đắp móng cho sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, có sự cống hiến đặc biệt của Giáo sư Trần Văn Giàu. Các thế hệ lãnh đạo, cán bộ và sinh viên của Nhà trường trong suốt 60 năm qua, luôn nỗ lực phát huy truyền thống và sức mạnh trí tuệ đã đưa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trở thành trường đại học sư phạm đầu ngành, trọng điểm, máy cái của ngành giáo dục, là trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo giáo viên chất lượng cao và lớn nhất cả nước.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Giáo sư Trần Văn Giàu

Hai người 'đồng chí', 'đồng niên', đồng Chủ tịch danh dự Hội khoa học Lịch sử Việt Nam.

Ảnh (chụp lại): Nguyễn Bá Cường

Dù trải qua nhiều cương vị công tác, dù sống và làm việc ở Miền Bắc hay Miền Nam, Giáo sư Trần Văn Giàu luôn giành cho toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội những tình cảm đặc biệt thân tình, ấm áp. Theo người cháu của Giáo sư kể lại: Lúc còn khoẻ cứ có ai ngoài Bắc vô thăm, Cụ đều hỏi đến sự tiến bộ của Trường Sư phạm I thế nào rồi? Có gì mới không?. Chúng tôi được biết, hồi đầu năm 2010, Giáo sư Nguyễn Viết Thịnh - Hiệu trưởng Nhà trường dẫn đầu đoàn cán bộ cốt cán vào thăm hỏi sức khoẻ Giáo sư. Sau khi nghe báo cáo tình hình công tác của Trường, Giáo sư tỏ ra rất vui mừng, hài lòng và khuyến khích thầy trò cùng mau tiến bộ.

Phong thái Nhà hiền triết ở tuổi 95 (tháng 7/2005). Ảnh: Nguyễn Bá Cường

Giáo sư Trần Văn Giàu là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, sức sáng tạo, sự tận hiến phụng sự Tổ quốc và Nhân dân, là mẫu mực về nhân cách, năng lực trí tuệ tâm huyết của nhà sư phạm, nhà khoa học nhà cách mạng cả trong thực tiễn và tư tưởng, tiêu biểu cho lớp trí thức đầu tiên của nước Việt Nam mới, xứng đáng là một trong những học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người đàn bà đầu tiên và duy nhất của GS. Trần Văn Giàu

Giáo sư Trần Văn Giàu tại Lễ trao giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I, 1996).

Giáo sư Trần Văn Giàu tại Lễ phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (2000). Ảnh tư liệu

Giáo sư Trần Văn Giàu và phu nhân cùng ở tuổi 90. Ảnh (chụp lại): Nguyễn Bá Cường

Sự ra đi của Giáo sư Trần Văn Giàu - Cây đại thụ của ngành khoa học xã hội nhân văn (Lịch sử, Triết học, Chính trị học, Văn học,...), Nhà cách mạng kiên trung, Nhà khoa học lỗi lạc, Nhà sư phạm mẫu mực,... là một tổn thất to lớn đối với Nhân dân và Đất nước Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn hoá - giáo dục của Giáo sư Trần Văn Giàu mãi mãi là di sản quý báu trong sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển nền khoa học - văn hoá - giáo dục Việt Nam thực sự mang tầm vóc thế giới.

Nụ cười Giáo sư Trần Văn Giàu thắm mãi. Ảnh tư liệu

Với lòng biết ơn sâu sắc, toàn thể cán bộ, học sinh, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xin được thắp nén tâm nhang thành kính tưởng nhớ Giáo sư Trần Văn Giàu và nguyện tiếp tục phấn đấu không ngừng noi gương Giáo sư trong công tác, học tập và cống hiến để xây dựng Nhà trường ngày càng phát triển và hội nhập thành công vào nền giáo dục tiên tiến của thế giới.

1790796005_gs217122010

Nhà sư phạm mẫu mực với tương lai đất nước. Ảnh tư liệu

Tin bài: Nguyễn Anh.

Bài viết có tham khảo sách Lịch sử Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Nxb Đại học Sư phạm, 2006) và tổng hợp từ các báo điện tử.


Có lần Giáo sư Trần Văn Giàu nói với học trò của mình: 'Mấy cô, mấy chú bây giờ trưởng thành cả rồi, tôi rất mừng. Mấy cô, mấy chú gọi tôi là thầy, tôi không dám nhận đâu. Tôi có may mắn được là người lên lớp cho mấy cô, mấy chú chứ còn làm thầy khó lắm. Không phải cứ ai lên lớp cho mình đã có thể trở thành thầy mình đâu. Đời tôi chỉ có hai người thầy - Đó là Cụ Hồ và khoa học Lịch sử. Cụ Hồ dạy tôi làm người sống có ích cho dân, cho nước mình. Còn khoa học Lịch sử dạy tôi phải trung thực. Trung thực với đời khó mà dễ. Còn trung thực với mình mới khó. Vì mình có trung thực với mình hay không chỉ có mình mình biết mà thôi'.

Theo: Trần Thanh Phương. Báo Đại Đoàn kết


Xem Từ điển wikipedia viết về cuộc đời Giáo sư Trần Văn Giàu

vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_Gi%C3%A0u#S.E1.BB.B1_nghi.E1.BB.87p_gi.C3.A1o_d.E1.BB.A5c

Các bài viết về Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động TRẦN VĂN GIÀU

Vĩnh biệt Giáo sư Trần Văn Giàu

http://dantri.com.vn/c25/s25-444563/vinh-biet-giao-su-tran-van-giau.htm

Thần tượng bác Sáu Giàu!

http://phapluattp.vn/20101218104352332p0c1013/than-tuong-bac-sau-giau.htm

Trăm năm trọn một con đường

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/416550/Tram-nam-tron-mot-con-duong.html

GS Trần Văn Giàu: Đi trọn cõi nhân sinh

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-12-18-gs-tran-van-giau-di-tron-coi-nhan-sinh

Giáo sư Trần Văn Giàu - Giai thoại và huyền thoại

http://sggp.org.vn/xahoi/2010/12/246200/

'Sự thật sẽ chiến thắng!'

http://sggp.org.vn/xahoi/2010/12/246199/

Giáo sư Trần Văn Giàu và các thế hệ học trò

http://sggp.org.vn/xahoi/2010/12/246150/

Nhà cách mạng lão thành, Giáo sư Trần Văn Giàu đã ra đi

http://sggp.org.vn/xahoi/2010/12/246045/

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/416351/Giao-su-Tran-Van-Giau-Tan-hien-cho-doi.html

Trần Văn Giàu - nhà trí thức trung thực và nhân bản

http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Tran-Van-Giau--nha-tri-thuc-trung-thuc-va-nhan-ban/25610

GS Đinh Xuân Lâm: 'Không học thầy Giàu tôi đâu được như giờ'

http://dantri.com.vn/c20/s20-444827/gs-dinh-xuan-lam-khong-hoc-thay-giau-toi-dau-duoc-nhu-gio.htm

Trần Văn Giàu - từ nhà cách mạng đến sử gia

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-12-17-tran-van-giau-tu-nha-cach-mang-den-su-gia

Người bán nhà, dành 1.000 lượng vàng cho nghiên cứu lịch sử

http://thethaovanhoa.vn/133N20101218105137779T0/nguoi-ban-nha-danh-1000-luong-vang-cho-nghien-cuu-lich-su.htm

Nhà cách mạng lão thành Trần Văn Giàu qua đời

http://thethaovanhoa.vn/132N20101217090144039T0/nha-cach-mang-lao-thanh-tran-van-giau-qua-doi.htm

Giáo sư Trần Văn Giàu và các thế hệ học trò của ông

http://www.cand.com.vn/vi-VN/thoisu/2010/12/141635.cand

'Thầy Giàu mất, tôi mất đi một chỗ dựa'

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/12/3BA2459E/

Một trí tuệ Việt Nam, một tấm lòng trung với nước (Kỳ 1)

http://sgtt.vn/Loi-song/134705/Mot-tri-tue-Viet-Nam-mot-tam-long-trung-voi-nuoc.html

Kỳ 2: Sức mạnh của lời hiệu triệu

http://sgtt.vn/Loi-song/134729/Ky-2-Suc-manh-cua-loi-hieu-trieu.html

Giáo sư Trần Văn Giàu qua đời ở tuổi 100

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/12/3BA24503/

GS Trần Văn Giàu đã vét cạn đời mình cho nghiệp sử

http://bee.net.vn/channel/1988/201012/GS-Tran-Van-Giau-da-vet-can-doi-minh-cho-nghiep-su-1783313/

Ảnh cuộc sống bình dị của Giáo sư Giàu

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/12/3BA2459E/page_2.asp

GS Trần Văn Giàu: Người của Cách mạng Tháng Tám

http://bee.net.vn/channel/1984/201009/GS-Tran-Van-Giau-Nguoi-cua-Cach-mang-Thang-Tam-1766135/

Giáo sư Trần Văn Giàu - Một học giả lớn

http://bee.net.vn/channel/1984/201012/Giao-su-Tran-Van-Giau-Mot-hoc-gia-lon-1783151/

Vài kỷ niệm về bác Trần Văn Giàu

http://phapluattp.vn/2010121711215580p0c1013/vai-ky-niem-ve-bac-tran-van-giau.htm

Ấn tượng với GS TrầnVăn Giàu

http://danviet.vn/25608p1c28/an-tuong-voi-gs-tran%E2%80%88van-giau.htm

GS Trần Văn Giàu, mất mát chưa có người thay thế

http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/3475/gs-tran-van-giau--mat-mat-chua-co-nguoi-thay-the.html


Thursday, October 14, 2010

HÃY BÌNH CHỌN NGAY CHO MISSHNUE2010 CỦA KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - SBD 13

Thưa các bạn sinh viên và quý độc giả! Hoa khôi của Khoa Giáo Dục Chính Trị - MissFPE 2010 Vũ Thị Đức Hiền, số báo danh 13 là một Nữ sinh tuyệt sắc thanh lịch. Với vẻ đẹp hồn nhiên, đằm thắm, với sự tinh tế và quyến rũ, sự hài hòa trong vẻ đẹp của tạo hóa, Vũ Thị Đức Hiền đã và đang thu hút sự quan tâm rất lớn của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội và bạn bè bốn phương. Kính đề nghị các bạn HÃY BÌNH CHỌN cho Hoa khôi VŨ THỊ ĐỨC HIỀN của chúng ta bằng cách tích cực và liên tục gửi tin nhắn vào các mạng Mobifone, Vinaphone, Viettel, theo cú pháp HNUE 13 gửi về các đầu số: 6242 (điểm tương ứng là 01); 6742 (điểm tương ứng là 08). Hãy hành động vì sự TỎA SÁNG CỦA SẮC ĐẸP NGÀN NĂM. Chỉ với 2k/1 tin nhắn. Nhanh lên bạn ơi. Chi tiết xin xem trên trang:
http://misshnue.com






Nguồn: http://fpe.hnue.edu.vn/index.php?showpost=2010


Sunday, March 15, 2009

HỘI THẢO KHOA HỌC CỦA KHOA GDCT "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC” THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP







Thực hiện kế hoạch năm học 2008 - 2009 và kế hoạch tuyển sinh cao học năm 2009 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Kế hoạch hoạt động khoa học năm học 2008 - 2009 của Khoa Giáo dục Chính trị, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu và sự ủng hộ của Phòng Sau Đại học, Khoa Giáo dục Chính trị tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng giảng dạy Triết học cho cao học và nghiên cứu sinh không chuyên Triết học” nhằm mục đích hoàn thiện về nội dung, chương trình và nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy của đội ngũ cán bộ giảng viên chuyên ngành Triết học của Khoa Giáo dục Chính trị, đáp ứng tốt nhất cho công tác đào tạo sau đại học mà Nhà trường giao cho khoa đảm trách.
Hội thảo được tổ chức trong cả ngày Thứ Bảy (14/3/2009) tại Hội trường Khoa GDCT, nhà A4. Tới dự Hội thảo có các đại biểu là các nhà khoa học và các chuyên gia có uy tín trong đào tạo sau đại học tại một số cơ sở đào tạo uy tín như: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hà - Phó Viện trưởng Viện Triết học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam; PGS.TS Trần Văn Phòng - Phó Viện trưởng Viện Triết học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Đại tá, TS Hà Văn Cát - Phó Trưởng khoa Triết học - Học viện Hậu cần Quân Đội NDVN; TS Nguyễn Thuý Vân - Trưởng khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS. TS. Trần Kim Đỉnh - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng viên của các cơ sở đào tạo Triết học. Về phía Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có PGS. TSKH Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng phòng Tạp chí và TTKHCN, đại diện Phòng Sau đại học, Phòng Khoa học-Công nghệ. Về phía Khoa GDCT có TS Nguyễn Văn Cư - Đảng uỷ viên BCH Đảng bộ Trường ĐHSPHN, Bí thư Đảng Uỷ, Trưởng Khoa Giáo dục chính trị, các Phó Trưởng khoa: TS Lê Văn Đoán, TS Nguyễn Như Hải, TS Vũ Thị Kim Dung; TS Trần Đăng Sinh - Trưởng Bộ môn Triết học; TS Đào Thị Ngọc Minh - UVBCH Công đoàn Trường, Chủ tịch công đoàn Khoa cùng toàn thể cán bộ giảng viên của Khoa Giáo dục Chính trị là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Triết học, Nghiên cứu sinh và học viên cao học Triết học, học viên các lớp Cao học, sinh viên chuyên ban Triết học và lớp Cử nhân Sư phạm Triết học.
Các báo cáo tham luận và thảo luận tập trung vào những nội dung cơ bản như: (1) Thực tiễn và các giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy môn Triết học cho học viên sau đại học không chuyên ngành Triết học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; (2) Những bài học kinh nghiệm trong đào tạo cao học Triết học tại một số cơ sở đào tạo sau đại học ngành Triết học ở Việt Nam; (3) Những yêu cầu cụ thể trong việc hoàn thiện, nâng cao, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy Triết học và Lịch sử Triết học, các chuyên đề Triết học cho cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đặc biệt, Hội thảo dành thời gian bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến công tác tổ chức đào tạo và quản lý học viên cao học chuyên ngành Triết học - Ngành mới mà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được Bộ Giáo dục và đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo.
Hội thảo đã diễn ra trong không khí sôi nổi, chất lượng. Nhiều báo cáo khoa học và các ý kiến tâm huyết cho về đào tạo sau đại học môn Triết học, Lịch sử Triết học và chuyên ngành Triết học được các nhà khoa học và các đại biểu dự trao đổi góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của công tác điều hành, tổ chức đào tạo, nghiên cứu và thực tiễn giảng dạy Triết học cho học viên sau đại học không chuyên Triết học và cao học Triết học, cao học, NCS chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy Giáo dục Chính trị của Khoa GDCT - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nguyễn Anh

Tuesday, October 14, 2008

Giáo sư Trần Văn Giàu - Huyền thoại về một con người


Giáo sư sử học, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng lao động Trần Văn Giàu sinh ngày 6/9/1911 tại xã An Lạc Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Cuộc đời hoạt động cách mạng, dạy học và nghiên cứu khoa học 'của ông là một tấm gương sáng về ý chí và bản lĩnh, về sự quả cảm và đức hy sinh, về tài năng và nhân cách

Vũ Trường SơnTạp chí Nghiên cứu con người

Giáo sư sử học, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng lao động Trần Văn Giàu sinh ngày 6/9/1911 tại xã An Lạc Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Cuộc đời hoạt động cách mạng, dạy học và nghiên cứu khoa học 'của ông là một tấm gương sáng về ý chí và bản lĩnh, về sự quả cảm và đức hy sinh, về tài năng và nhân cách. Ông là một nhà cách mạng tiêu biểu, là nhà giáo và nhà sử học lớn của Việt Nam trong thế kỷ XX. Hiện nay, tuy đã bước vào tuổi 96 nhưng ông vẫn rất minh mẫn và miệt mài làm việc với mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho dân, cho nước trên các lĩnh vực khoa học và giáo đục.
Hai lần xuất ngoại du học
Năm 1928, sau khi tất nghiệp trường trung học Chasseloup Laubat tại Sài Gòn, ông sang Pháp du học tại Đại học Toulouse với quyết tâm sẽ đậu hai bằng Tiến sĩ rồi về nước viết báo và mở văn phòng luật sư. Tại Toulouse, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của các đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và bắt đầu bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng. Cũng tại đây ông được đọc cuốn sách "Bản án chế độ thực dân Pháp" của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và bắt đầu "làm chính trị" khi tròn 18 tuổi.
Khi khởi nghĩa Yên Bái (1930) thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp trong biền máu, người đảng viên cộng sản Trần Văn Giàu được cử thay mặt học sinh, thanh niên và những người lao động ở Toulouse lên Paris tham gia biểu tình phản đối và bị Pháp bắt giam. Sau đó, ông cùng 18 người bạn của mình bị trục xuất về nước (tháng 6/1930). Cuối năm đó, ông bí mật gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Giữa năm 1931, ông được cử sang Mátxcơva học Trường Đại học Đông Phương. Tại đây ông được học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin... Cùng học với ông có những người sau này trở thành các lãnh tụ của Đảng như Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập...
Ba lần làm thầy giáo
Năm 1933, ông bí mật trở về nước và hoạt động cách mạng với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo cán bộ cho Đảng. ông bị địch bắt giam 7 năm tù ở Khám Lớn Côn Đảo, Tà Lài. Tại các trại giam này ông bị giam cùng với những lãnh tụ và cán bộ của Đảng như Tôn Đức Thắng, Hà Huy Tập, Tô Ký, Dương Quang Đông,.. Trong tù, cùng với các đồng chí của mình, ông giảng bài và biên soạn tài liệu để phổ biến, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, về Đảng cộng sản... ông trở thành "Thầy giáo đỏ" như cách gọi hồi đó và đây là một nét đặc sắc trong nghề dạy học của ông.
Những năm 1944 - 1945, sau khi vượt ngục, ông tổ chức lớp học ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ, là Chủ tịch UBHC lâm thời Nam Bộ. Năm 1949, ông ra chiến khu Việt Bắc giữ chức vụ Tổng Giám đốc Nha thông tin. Hai năm sau, năm 1951, ông được cử vào vùng tự do Thanh Hoá xây dựng trường Dự bị Đại học. Ông đã cùng với các trí thức lớn như Nguyễn Thúc Hào, Nguyễn Đức Chính, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Cao Xuân Huy... đào tạo được một thế hệ học sinh dự bị Đại học mà giờ đây hầu hết đều đã trở thành các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia lớn của đất nước về khoa học và giáo đục... Năm 1954, ông là Bí thư Đảng uỷ trường Đại học Sư phạm, kiêm giảng dạy các môn khoa học chính trị, triết học, lịch sử cận hiện đại thế giới và lịch sử cận đại Việt Nam. Năm 1956, khi trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập, ông là Bí thư Đảng uỷ của trường kiêm chủ nhiệm sáng lập khoa Lịch sử. Cùng với các Giáo sư Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, ông đã góp phần lớn công sức và trí tuệ của mình để đào tạo những thế hệ các nhà sử học macxít đầu tiên cho đất nước. Trong số đó có những người giờ đây đã trở thành những tên tuổi lớn của sử học Việt Nam như các giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng...

Nhà khoa học lớn của đất nước
Là một trí thức lớn có nhiều hiểu biết uyên thâm trên các lĩnh vực của khoa học và đời sống, Giáo sư Trần Văn Giàu đã kết hợp hoạt động khoa học và cách mạng, trước hết là kết hợp giữa lý luận Mác - Lênin với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở Việt Nam và trên thế giới. Những công trình đồ sộ của Giáo sư Trần Văn Giàu chứa đựng một nội dung phong phú về trí tuệ của dân tộc và thời đại. Có thể kể tới một số công trình lớn (trong đó có một số công trình đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh) như sau:
Bộ sách về triết học gồm 3 quyển: "Biện chứng pháp”, "Vũ trụ quan”, “Duy vật lịch sử”."Chống xâm lăng" (3 tập)."Lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam" (4 tập)."Lịch sử Việt Nam" (chủ biên, 8 tập)."Miền Nam giữ vững thành đồng" (5 tập).“Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám" (3 tập).“Địa chỉ văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh" (chủ biên, 4 tập).
Giải thưởng sử học Trần Văn Giàu Khi đã bước vào tuổi 90, Giáo sư Trần Văn Giàu quyết định bán căn nhà của mình và ông hiến tặng số tiền trị giá 1.000 cây vàng (thời giá năm 2001) cho Hội khoa học Lịch sử Việt Nam dùng làm quỹ giải thưởng cho những công trình sử học nghiên cứu về Nam Bộ. Đây là lần đầu tiên ở nước ta có một giải thưởng mang tên một người khi người đó còn sống.

Theo Tạp chí Nghiên cứu con người